Trường Mầm Non Thực Hành

http://www.mamnonthuchanh.vn


PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở TRẺ EM

PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở TRẺ EM
BỆNH TIÊU CHẢY:
Phòng Bệnh:
    Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống chín
    Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.
    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh cho trẻ hoặc sau khi tiếp xúc với chất thải của người bệnh.
    Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không đổ rác hoặc phân xuống ao, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ.
Cách Xử Trí Khi Bị Tiêu Chảy.
    Để bù lượng nước mất do tiêu chảy có thể cho trẻ uống dung dịch ORS, nước cháo muối, nước gạo rang sau mỗi lần đi tiêu.
    Ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, không kiệng khem, không uống nước ngọt, nước giải khát công nghiệp, thức ăn có nhiều đường.
    Khi có dấu hiệu tiêu chảy liên tục phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ EM
    Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ thường do chế độ ăn uống không cân bằng: uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ, hoặc do trẻ mải chơi, ngại nhà vệ sinh lạ nên nhịn đi tiêu quá dài.
Phòng Bệnh
    Ăn uống đa dạng, cân đối.
    Uống đủ nước mỗi ngày uống 1 – 1,5 lít nước
    Pha sữa công thức đúng hướng dẫn, không pha đậm đặc.
    Tăng cường vận động thể lực.
    Tập cho trẻ ngồi bô và sử dụng bàn cầu phù hợp kích cỡ.
    Rèn cho trẻ có thói quen đi đại tiện thường xuyên mỗi ngày.
    Khi trẻ đến tuổi đi học, cần tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con.
    Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.
Điều Trị Táo Bón Hiệu Qủa Ở Nhà
    Cho trẻ ăn trái cây nguyên cả xác, ngũ cốc giàu chất xơ: Thanh long, chuối, đu đủ, khoai lang, ngũ cốc nguyên vỏ, rau dền, rau đay, đậu bắp.
           

    Cho trẻ uống một số nước trái cây nguyên chất: táo, lê và cam
    Massage ở vùng bụng thường xuyên.
    Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo hướng dẫn của bác sĩ.
    Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được.

Tác giả bài viết: Ban Y tế học đường

Nguồn tin: Sưu tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần tư vấn?